Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh đậu mùa khỉ

Mục lục

1. Giới thiệu

2. Dịch tễ học

2.1 Tác nhân

2.2 Vật chủ

2.3 Thời kỳ ủ bệnh

2.4 Thời kỳ lây nhiễm

2.5 Phương thức lây truyền

3. Định nghĩa ca bệnh

3.1 Ca bệnh nghi ngờ

3.2 Ca bệnh nghi nhiễm

3.3 Ca bệnh khẳng định

4. Các chiến lược giám sát

4.1 Đề cương giám sát

4.2 Báo cáo

5. Đặc điểm lâm sàng

5.1 Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp

5.1.1. Triệu chứng sớm (0-5 ngày)

5.1.2. Tổn thương da (phát ban)

5.2 Chẩn đoán phân biệt

5.3 Biến chứng

6. Chẩn đoán

6.1 Trang bị phòng hộ cá nhân (PPE) để xử lý bệnh phẩm

6.2 Thu thập mẫu bệnh phẩm

6.3 Phương pháp chẩn đoán xác định

7. Điều trị

7.1 Nguyên tắc điều trị

7.2 Cách ly bệnh nhân

7.3 Theo dõi và điều trị biến chứng

8. Truy vết tiếp xúc

8.1 Định nghĩa tiếp xúc

8.2 Xác định tiếp xúc

8.3 Theo dõi tiếp xúc

9. Các biện pháp truyền thông, giáo dục

9.1 Giảm nguy cơ lây truyền từ người sang người

9.2 Kiểm soát nhiễm khuẩn

9.2.1 Cách ly người bệnh

9.2.2 Chuyển tuyến

9.2.3 Biện pháp phòng ngừa bổ sung

9.2.4 Kiểm soát nhiễm khuẩn tại nhà

9.2.5 Thời gian thực hiện quy trình cách ly

10. Truyền thông về nguy cơ

1. Giới thiệu

Bệnh đậu mùa khỉ (ĐMK) là một bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, mặc dù mức độ nghiêm trọng lâm sàng ít hơn. ĐMK được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trong các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là 'bệnh đậu mùa khỉ'. Trường hợp bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được báo cáo từ Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) vào năm 1970.

Virus đậu mùa khỉ chủ yếu xảy ra ở Trung và Tây Phi. Vào năm 2003, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên bên ngoài châu Phi đã được báo cáo ở Hoa Kỳ có liên quan đến việc tiếp xúc với những con chó đồng cỏ bị nhiễm bệnh. Những con vật cưng này đã được nuôi chung với chuột túi Gambia và ký sinh đã được nhập khẩu vào nước này từ Ghana.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong các đợt bùng phát dịch đang được báo cáo hiện nay, đây là lần đầu tiên các chuỗi lây truyền được báo cáo ở châu Âu mà không có mối liên hệ dịch tễ nào được biết đến với Tây hoặc Trung Phi. Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lưu hành ở một số quốc gia Trung và Tây Phi khác như: Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cote d'Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo và Sierra Leone. Ngày 6/5/2022 là khởi điểm của một đợt bùng phát dịch ĐMK với trường hợp đầu tiên được báo cáo tại Vương quốc Anh, là một quốc gia không có dịch lưu hành, tới nay, đã có những ca lâm sàng được báo cáo ở một số quốc gia không lưu hành bệnh khác như Mỹ, Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc, Canada, Áo, Quần đảo Canary, Israel và Thụy Sĩ.

Không có trường hợp nào được báo cáo về vi rút đậu mùa khỉ ở Việt Nam cho đến ngày 31 tháng 7 năm 2022. Tuy nhiên, chúng ta cần chuẩn bị trước do ngày càng tăng về các trường hợp mắc bệnh ở các quốc gia mà dịch bệnh chưa lưu hành.

2. Dịch tễ học  

2.1 Tác nhân

Virus đậu mùa khỉ (VRĐMK) là một loại virus DNA sợi kép bao bọc, thuộc giống Orthopoxvirus của họ Poxviridae . Có hai nhóm di truyền khác biệt của virus đậu mùa khỉ - nhóm Trung Phi (lưu vực Congo) và nhóm Tây Phi. Khu vực lưu vực Congo trong lịch sử đã gây ra dịch bệnh nặng hơn và được cho là dễ lây lan hơn. Sự phân chia địa lý giữa hai nhóm cho đến nay là ở Cameroon - quốc gia duy nhất mà cả hai nhóm vi rút được tìm thấy.

2.2 Vật chủ

Ổ dịch tự nhiên vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, một số loài gặm nhấm nhất định (bao gồm sóc dây, sóc cây, chuột túi Gambia, chuột sóc) và các loài linh trưởng không phải người được biết là dễ bị nhiễm virus đậu mùa khỉ một cách tự nhiên.

2.3 Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi nhiễm virut đến khi bắt đầu có triệu chứng) của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6 đến 13 ngày nhưng có thể từ 5 đến 21 ngày.

2.4 Thời kỳ lây nhiễm

Từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi toàn bộ tổn thương vảy đã bong hoàn toàn.

2.5 Phương thức lây truyền

- Sự lây truyền từ người sang người: Được biết là chủ yếu xảy ra qua các giọt bắn đường hô hấp có kích thước lớn, với cần thời gian tiếp xúc đủ lâu. Nó cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, sinh dục, dịch tiết từ cơ thể hoặc từ tổn thương; và tiếp xúc gián tiếp, chẳng hạn thông qua quần áo hoặc khăn trải giường của người bị bệnh.

- Lây truyền từ động vật sang người: có thể xảy ra do vết cắn hoặc cào của động vật bị nhiễm bệnh như động vật có vú nhỏ bao gồm động vật gặm nhấm (chuột, sóc) và động vật linh trưởng không phải người (khỉ, vượn người) hoặc qua chế biến thịt động vật hoang dã.  

3. Định nghĩa ca bệnh  

3.1 Ca bệnh nghi ngờ

Một người ở mọi lứa tuổi có tiền sử du lịch đến các quốc gia bị ảnh hưởng trong vòng 21 ngày qua biểu hiện phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân VÀ

một hoặc nhiều dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

- Sưng hạch bạch huyết

- Sốt

- Nhức đầu

- Đau nhức cơ khớp

- Suy nhược cơ thể nặng

3.2 Ca bệnh nghi nhiễm

Một người đáp ứng định nghĩa cho một ca bệnh nghi nhiễm: Bệnh phù hợp về mặt lâm sàng và có yếu tố dịch tễ (tiếp xúc trực diện, bao gồm cả nhân viên y tế mà không có PPE đủ tiêu chuẩn; tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục; hoặc tiếp xúc với các vật liệu nhiễm như quần áo, giường ngủ hoặc đồ dùng có liên quan người bệnh).  

3.3 Ca bệnh khẳng định

Một trường hợp được phòng xét nghiệm xác nhận là có vi rút đậu mùa khỉ (bằng cách phát hiện các trình tự DNA vi rút duy nhất bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và / hoặc giải trình tự).

4. Các chiến lược giám sát  

Mục tiêu của chiến lược giám sát được đề xuất là xác định nhanh chóng ca bệnh, chùm ca bệnh và các nguồn lây nhiễm càng sớm càng tốt để:

a) Cách ly các ca bệnh để ngăn ngừa lây truyền thêm

b) Tối ưu chăm sóc

c) Xác định và quản lý các trường hợp tiếp xúc

d) Bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu

e) Thực hiện các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả dựa trên các đường lây truyền đã được xác định.  

4.1 Đề cương giám sát

a) Một trường hợp bệnh đậu mùa khỉ cũng được coi là một ổ dịch, cần thực hiện ngay lập tức một điều tra cho tiết và khoanh vùng.

b) Một trường hợp nghi ngờ cũng cần phải được báo cáo.

c) Sau khi khoanh vùng ổ dịch, cần thực hiện gửi mẫu tới cơ sở xét nghiệm có năng lực khẳng định.

4.2 Báo cáo  

Báo cáo ngay các trường hợp khẳng định và nghi ngờ.

5. Đặc điểm lâm sàng

Bệnh đậu mùa khỉ thường tự giới hạn với các triệu chứng kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Diễn biến nặng xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em và có liên quan đến mức độ phơi nhiễm vi rút, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tính chất của các biến chứng. Mức độ nhiễm trùng không triệu chứng xảy ra vẫn chưa được biết. Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa ở khỉ trước đây dao động từ 0 đến 11% trong dân số nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong theo ca dao động trong khoảng 3-6%.

5.1 Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp

5.1.1. Triệu chứng sớm (0-5 ngày)

  1. Sốt

b) Nổi hạch

- Xảy ra khi khởi phát sốt

- Xung quanh vành tai, nách, cổ hoặc bẹn

- Một bên hoặc hai bên

c. Nhức đầu, đau cơ, kiệt sức

d. Ớn lạnh và / hoặc đổ mồ hôi  

e. Đau họng và ho

5.1.2. Tổn thương da (phát ban)  

a. Thường bắt đầu trong vòng 1-3 ngày sau khi sốt, kéo dài khoảng 2-4 tuần

b. Tổn thương sâu, ranh giới rõ với phần da lành và thường hình thành rốn tổn thương.

c. Đau tại vị trí da tổn thương cho đến giai đoạn chữa lành  thì trở nên ngứa (khi bắt đầu đóng vảy).

d. Các giai đoạn của ban (tiến triển chậm)

- Phát ban: Tổn thương đầu tiên trên lưỡi và miệng

- Các nốt ban bắt đầu từ mặt lan đến cánh tay, chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân (phân bố li tâm), trong vòng 24 giờ

- Phát ban chuyển sang dạng vàng, sẩn, mụn nước và giai đoạn mụn mủ. Tổn thương cổ điển là mụn nước.  

- Theo vị trí tổn thương: mặt (98%), lòng bàn tay và lòng bàn chân (95%), niêm mạc miệng (70%), cơ quan sinh dục (28%), kết mạc (20%). Nói chung phát ban trên da rõ ràng hơn ở các chi và mặt hơn là ngực, bụng, lưng. Đáng chú ý là cơ quan sinh dục có thể liên quan và có thể là một vấn đề khó chẩn đoán trong cơ cấu bệnh lây qua đường tình dục.

- Ngày thứ 3 , tổn thương tiến triển thành sẩn.

- Ngày thứ 4 - 5, tổn thương trở thành mụn nước (nổi lên và chứa dịch).  

- Ngày thứ 6 - 7 tổn thương trở thành mụn mủ, nổi gồ lên, chứa đầy dịch trắng đục, chắc và lún sâu.  

- Có thể lõm xuống ở trung tâm tạo thành rốn của tổn thương hoặc các tổn thương gần nhau hợp nhất tạo thành đám, mảng.

- Đến cuối tuần thứ 2 , chúng khô lại và đóng vảy.

- Các vết vảy tồn tại một tuần trước khi bong ra

- Tổn thương lành với các vết sẹo teo tăng sắc tố, sẹo teo giảm sắc tố, rụng tóc dạng mảng, sẹo phì đại và co rút / biến dạng cơ mặt sau khi lành các vết loét trên mặt.

- Một sự thiên lệch đáng chú ý của tổn thương ở lòng bàn tay và lòng bàn chân là đặc điểm riêng của bệnh đậu khỉ.

e. Biểu hiện trên da phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, tuổi, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng nhiễm HIV kèm theo. Bệnh đậu khỉ chủ yếu xảy ra ở các cộng đồng nơi thường có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, nhiễm ký sinh trùng và các tình trạng khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bất kỳ điều kiện nào trong số đó đều ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân ĐMK.  

f. Tổng số lượng tổn thương da ở đỉnh phát ban có thể khá cao (> 500 tổn thương) hoặc tương đối nhẹ (<25).  

5.2 Chẩn đoán phân biệt

- Varicella (thủy đậu)

- Herpes zoster (zona thần kinh) lan tỏa

- Herpes simplex (mụn nước herpes) lan tỏa

- Sởi

- Săng giang mai, giang mai thứ phát

- Bệnh tay chân miệng

- Bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm

- U mềm lây.

5.3 Biến chứng  

- Nhiễm trùng thứ phát

- Viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não

- Liên quan đến giác mạc (có thể dẫn đến mất thị lực)

6. Chẩn đoán

- Ca bệnh nghi ngờ được xác định bằng các triệu chứng lâm sàng và thông qua tiền sử, dịch tễ.

        - Ca bệnh xác định được chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc giải trình tự DNA.

6.1 Trang bị phòng hộ cá nhân (PPE) để xử lý bệnh phẩm

PPE được mặc trước khi lấy bệnh phẩm nên bao gồm: Áo khoác / Áo choàng, khẩu trang N95, Tấm che mặt / kính bảo hộ, đôi găng tay. Việc mặc & cởi PPE phải được thực hiện cẩn thận theo quy trình tiêu chuẩn.

6.2 Thu thập mẫu bệnh phẩm

Các mẫu bệnh phẩm được thu thập từ các ca bệnh theo các tiêu chí nêu dưới đây tại Bảng 1:

Khách du lịch đến từ vùng bùng phát / lưu hành dịch hoặc Cộng đồng lây truyền

Không triệu chứng

∙ Quan sát thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào trong 21 ngày sau khi phơi nhiễm.

∙ Nếu các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, lấy bệnh phẩm theo thời gian bị bệnh như được đề cập bên dưới

Có triệu chứng

Thời kì phát ban

Thời kì phục hồi

*Mái thương tổn: bằng dao mổ hoặc dụng cụ nạo plastic thu thập vào ống vô khuẩn.

*Dịch tổn thương với ống tiêm trong da

*Cạo sàn tổn thương bằng tăm bông polyester vô trùng được thu thập vào ống trơn

*Lớp vỏ tổn thương trong ống trơn

∙ NPS / OPS trong ống trơn khô [không có môi trường vi khuẩn hoặc VTM]

∙ Máu được lấy trong SSGT (4-5 ml)

∙ Máu được lấy trong ống EDTA (2-3ml)

∙ Nước tiểu trong hộp đựng nước tiểu vô trùng (3-5ml)

∙ Máu được đựng trong ống SSGT (4-5ml)

. Nước tiểu, đựng trong hộp đựng nước tiểu vô trùng (3-5ml)

* Các bệnh phẩm từ tổn thương nên được thu thập từ nhiều vị trí

** Hình ảnh tổn thương rõ nét cùng với tóm tắt bệnh án nên được gửi kèm theo mẫu bệnh phẩm.

6.3 Phương pháp chẩn đoán xác định

Để chẩn đoán xác định Đậu mùa khỉ đối với các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ, cần thực hiện:

a. PCR đối với giống Orthopoxvirus (Đậu mùa trâu, bò, lạc đà và ĐMK).

b. Nếu mẫu vật cho thấy dương tính với Orthopoxvirus, nó sẽ được xác nhận thêm bằng PCR quy ước cụ thể của Monkeypox hoặc RT-PCR đối với DNA Đậu mùa khỉ.

c. Ngoài ra , phân lập vi rút và Giải trình tự thế hệ tiếp theo của các mẫu bệnh phẩm (Miniseq và Nextseq) sẽ được sử dụng để xác định đặc điểm của các mẫu lâm sàng dương tính

Cơ sở xét nghiệm lâm sàng đủ năng lực thực hiện có thể tra cứu trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

7. Điều trị

7.1 Nguyên tắc điều trị

- Cách ly bệnh nhân

- Bảo vệ vùng da và niêm mạc bị tổn thương

- Bù nước và hỗ trợ dinh dưỡng  

- Điều trị giảm nhẹ triệu chứng  

- Theo dõi và điều trị biến chứng.

7.2 Cách ly bệnh nhân  

- Cách ly bệnh nhân trong phòng cách ly của bệnh viện / tại nhà, trong phòng riêng có hệ thống thông gió riêng

- Bệnh nhân đeo khẩu trang ba lớp  

- Nên che các tổn thương da ở mức độ tốt nhất có thể (ví dụ áo dài tay, quần dài) để giảm thiểu Nguy cơ tiếp xúc với người khác.

- Tiếp tục cách ly cho đến khi tất cả các tổn thương đã khỏi và vảy bong ra hoàn toàn.

Bảng 2: Điều trị hỗ trợ đối với bệnh đậu mùa Khỉ

Nội dung

Triệu chứng, dấu hiệu

Điều trị

Bảo vệ vùng da và niêm mạc bị tổn thương

Ban da

∙ Làm sạch bằng thuốc sát trùng đơn thuần

∙ Mupironic Acid / Fucidin

∙ Che phủ bằng băng nhẹ nếu có tổn thương rộng

∙ Không chạm / gãi tổn thương

∙ Trong trường hợp nhiễm trùng thứ phát, kháng sinh hệ thống liên quan có thể được cân nhắc.

Loét sinh dục

∙ Dùng chậu ngâm bộ phận sinh dục

Loét miệng

∙ Súc miệng nước muối ấm / gel chống viêm bôi tại chỗ

Viêm kết mạc

∙ Thông thường tự giới hạn

∙ Tham vấn ​​bác sĩ nhãn khoa nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục hoặc có đau / rối loạn thị giác

Bù nước và hỗ trợ dinh dưỡng  

Có thể xảy ra mất nước trong liên quan đến chán ăn, buồn nôn, nôn và tiêu chảy

∙ Khuyến khích ORS hoặc uống

nước

∙ Truyền dịch tĩnh mạch nếu có chỉ định

∙ Khuyến khích chế độ ăn uống dinh dưỡng và đầy đủ

Điều trị giảm nhẹ triệu chứng  

Sốt

. Xông ẩm

∙ Paracetamol nếu cần thiết

Ngứa

∙ Kem dưỡng da Calamine tại chỗ

∙ Thuốc kháng histamin

Buồn nôn và nôn

∙ Cân nhắc thuốc chống nôn

Đau đầu / khó chịu

∙ Paracetamol và bù đủ nước

7.3 Theo dõi và điều trị biến chứng

Bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong thời gian cách ly:  

∙ Đau mắt hoặc mờ thị lực  

∙ Khó thở, đau ngực, khó thở  

∙ Thay đổi ý thức, co giật

∙ Giảm lượng nước tiểu

∙ Uống kém  

∙ Hôn mê

Trong trường hợp có các triệu chứng trên, bệnh nhân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế / bác sĩ chuyên khoa nơi sinh sống.

8. Truy vết tiếp xúc

8.1 Định nghĩa tiếp xúc

Một người tiếp xúc được định nghĩa là một người mà trong khoảng thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của ca bệnh nguồn tới khi tất cả các vảy đã bong ra, đã có một hoặc nhiều tiếp xúc sau đây với một ca bệnh xác định hoặc nghi ngờ Đậu mùa khỉ:

- Tiếp xúc trực diện (bao gồm cả nhân viên y tế mà không có PPE thích hợp) - Tiếp xúc trực tiếp, bao gồm cả quan hệ tình dục

- Tiếp xúc với các vật nhiễm như quần áo hoặc giường của người bệnh.

8.2 Xác định tiếp xúc

Ca bệnh phải được xác định các mối liên hệ trong gia đình, nơi làm việc, trường học / nhà trẻ, quan hệ tình dục, chăm sóc sức khỏe, nhà thờ, nhà nguyện, phương tiện giao thông, thể thao, tụ tập xã hội và bất kỳ tương tác nào khác được nhớ lại.  

8.3 Theo dõi tiếp xúc

a) Người tiếp xúc phải được theo dõi ít ​​nhất hàng ngày về sự khởi phát của các dấu hiệu / triệu chứng trong khoảng thời gian 21 ngày (theo định nghĩa ca bệnh ở trên) kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân hoặc vật nhiễm của họ trong giai đoạn lây nhiễm. Trong trường hợp xảy ra sốt, đánh giá lâm sàng / cận lâm sàng cần được thực hiện ngay.  

b) Những người tiếp xúc không có triệu chứng không được hiến máu, tế bào, mô, bộ phận cơ thể hoặc tinh dịch khi họ đang được giám sát.  

c) Trẻ em trước tuổi đi học cần tạm dừng đi nhà trẻ hoặc các cơ sở mầm non khác.

d) Nhân viên y tế không được bảo vệ khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc các vật liệu có thể bị ô nhiễm không cần tạm nghỉ việc nếu không có triệu chứng và được giám sát tích cực các triệu chứng trong 21 ngày.

e) Tư vấn cho người đi du lịch, công tác trở về từ nước ngoài (đặc biệt các nước có dịch bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành) cần TRÁNH:

- Tiếp xúc gần với người ốm, sốt, những người có tổn thương da hoặc tổn thương bộ phận sinh dục.

- Tiếp xúc với động vật hoang dã đã chết hoặc còn sống như động vật có vú nhỏ bao gồm động vật gặm nhấm (chuột, sóc) và động vật linh trưởng không phải người (khỉ, vượn).

- Ăn hoặc chế biến thịt từ động vật hoang dã (thịt rừng) hoặc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã từ Châu Phi (kem, sữa dưỡng, bột).

- Tiếp xúc với các vật liệu bị ô nhiễm do người bệnh sử dụng (chẳng hạn như quần áo, giường, hoặc vật liệu được sử dụng trong các cơ sở y tế) hoặc tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.

- Thông báo ngay cho y tế và chính quyền địa phương nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng gợi ý đến bệnh đậu khỉ như sốt kèm phát ban VÀ:

+ Đang ở khu vực có dịch bệnh đậu mùa khỉ, Hoặc:

+ Đã tiếp xúc với một người có thể đã bị bệnh đậu khỉ.

9. Các biện pháp truyền thông, giáo dục

Nâng cao nhận thức cộng đồng về các yếu tố nguy cơ và giáo dục mọi người về các biện pháp có thể thực hiện để giảm phơi nhiễm với vi rút là chiến lược phòng ngừa chính đối với bệnh đậu mùa khỉ. Một số biện pháp có thể được thực hiện để ngăn ngừa nhiễm vi rút đậu mùa khỉ như sau:

- Tránh tiếp xúc với bất kỳ vật liệu nào, chẳng hạn như giường người bệnh nằm.

- Cách ly bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ với những người khác.

- Thực hiện tốt vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng chất sát khuẩn tay có cồn.

- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp (PPE) khi chăm sóc người bệnh.

9.1 Giảm nguy cơ lây truyền từ người sang người

Giám sát và xác định nhanh các ca bệnh mới là rất quan trọng để ngăn chặn ổ dịch. Trong các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở người, tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh là yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với việc lây nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Nhân viên y tế và các thành viên trong gia đình có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm vi rút đậu mùa khỉ hoặc xử lý bệnh phẩm từ họ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng tiêu chuẩn. Các mẫu được lấy từ người và động vật nghi nhiễm vi rút đậu mùa khỉ cần được xử lý bởi nhân viên được đào tạo làm việc trong các phòng thí nghiệm được trang bị phù hợp. Bệnh phẩm của bệnh nhân phải được chuẩn bị an toàn để vận chuyển với cách đóng gói ba lần theo hướng dẫn của WHO về vận chuyển chất lây nhiễm.

9.2 Kiểm soát nhiễm khuẩn  

Sự kết hợp của các biện pháp phòng ngừa giọt bắn, tránh tiếp xúc trực tiếp phải được áp dụng trong tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe khi bệnh nhân có biểu hiện sốt và phát ban mụn nước / mụn mủ. Ngoài ra, vì lý thuyết lây truyền vi rút đậu mùa khỉ trong không khí chưa được loại trừ, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa vẫn cần thiết tùy theo đánh giá mức độ nguy cơ.

Thử nghiệm lâm sàng bao gồm phát hiện sớm và cách lý người bệnh (kiểm soát nguồn lây). Tất cả các cá nhân, bao gồm các thành viên trong gia đình, khách đến thăm và NVYT phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, tránh tiếp xúc và giọt bắn đường hô hấp.  

9.2.1 Cách ly người bệnh

Bệnh nhân cần được quản lý cách ly, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự tiếp xúc với  những người xung quanh, bao gồm:

- Bệnh nhân cần đeo khẩu trang phẫu thuật kín mũi, miệng trong quá trình cách ly, điều trị.

- Che phủ bất kỳ tổn thương da hở nào của bệnh nhân bằng vải sạch hoặc áo choàng. 

9.2.2 Chuyển tuyến

- Khi phải vận chuyển một ca bệnh, nhân viên đi cùng bệnh nhân phải mặc PPE (áo choàng dài tay, khẩu trang N95, găng tay và kính bảo hộ).  

- Cung cấp thông tin trước cho bệnh viện về việc tiếp nhận người có khả năng lây nhiễm.  

- Yêu cầu bệnh nhân đeo khẩu trang (nếu có thể).

- Nếu có vết thương, hãy che vết thương bằng áo, quần dài tay hoặc vải sạch để giảm thiểu tiếp xúc với người khác. Trong xe cứu thương, hãy sử dụng khăn trải giường dùng một lần nếu có.  

- Xe cứu thương phải được làm sạch và khử trùng trước khi sử dụng cho các bệnh nhân khác. Sau khi mặc PPE, các bề mặt (cáng, ghế, tay nắm cửa, v.v.) phải được làm sạch bằng dung dịch hypoclorit 1% mới pha hoặc tương đương. Cẩn thận đặt chăn có thể tái sử dụng vào túi mà không bị rung hoặc làm rơi lông, sau đó cho vào túi giặt và gửi đi giặt là dán nhãn rõ ràng để người giặt là mặc đồ PPE thích hợp trước khi xử lý hoặc hấp tiệt trùng trước khi mở. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để làm sạch / khử trùng thiết bị có thể tái sử dụng trong xe cứu thương. Tất cả khẩu trang và bất kỳ chất thải nào bị dính vảy, chất tiết, huyết thanh hoặc dịch cơ thể nên được vứt bỏ như chất thải lây nhiễm trong túi màu vàng. Trong xe cứu thương, nếu không có buồng lái xe riêng biệt thì lái xe cũng cần sử dụng PPE.

9.2.3 Biện pháp phòng ngừa bổ sung

- PPE (Áo choàng dùng một lần, găng tay, khẩu trang N95, kính bảo hộ mắt) trước khi vào phòng bệnh nhân và sử dụng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân. Tất cả PPE nên được xử lý trước khi rời khỏi phòng cách ly nơi bệnh nhân nhập viện.

- Vệ sinh tay (tuân theo các bước rửa tay tiêu chuẩn) sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm bệnh và / hoặc môi trường của họ trong quá trình chăm sóc.

- Việc bao gói và loại bỏ đúng cách các chất thải bị ô nhiễm (ví dụ: băng, gạc sử dụng cho người bệnh) theo Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế đối với chất thải lây nhiễm.

- Cẩn thận khi xử lý đồ giặt nhiễm (ví dụ: bộ đồ giường, khăn tắm, quần áo cá nhân của người bệnh) để tránh tiếp xúc.

- Đồ giặt dính bẩn không bao giờ được lắc hoặc xử lý theo cách có thể làm phân tán các hạt lây nhiễm.

- Cẩn thận khi xử lý thiết bị chăm sóc bệnh nhân theo cách tránh làm nhiễm bẩn da và quần áo.

- Đảm bảo rằng thiết bị đã qua sử dụng đã được làm sạch và xử lý lại một cách thích hợp.

- Đảm bảo có các quy định để làm sạch và khử trùng các bề mặt môi trường trong môi trường chăm sóc bệnh nhân.  

- Có thể sử dụng chất khử trùng bệnh viện hiện đang sử dụng cho vệ sinh môi trường theo khuyến cáo về nồng độ, thời gian tiếp xúc và cẩn thận khi xử lý.  

9.2.4 Kiểm soát nhiễm khuẩn tại nhà

Những bệnh nhân không cần nhập viện có thể được quản lý tại nhà, cần tuân theo các biện pháp phòng ngừa sau: 

- Bệnh nhân nên được cách ly trong phòng hoặc khu vực tách biệt với các thành viên khác trong gia đình. Người nhà khỏe mạnh nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân.

- Bệnh nhân không nên rời khỏi nhà ngoại trừ việc chăm sóc y tế.  

- Không được phép có khách đến thăm nhà.

- Bệnh nhân, đặc biệt là những người có các triệu chứng về đường hô hấp (ví dụ: ho, khó thở, đau họng) nên đeo khẩu trang phẫu thuật. Nếu điều này không khả thi, các thành viên khác trong gia đình nên xem xét việc đeo khẩu trang phẫu thuật khi có sự hiện diện của bệnh nhân.

- Nên đeo găng tay dùng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương và vứt bỏ sau khi sử dụng. ∙ Các tổn thương trên da nên được che phủ ở mức độ tốt nhất có thể (ví dụ: áo dài tay, quần dài) để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với người khác.

- Chứa và xử lý chất thải nhiễm (chẳng hạn như băng và gạc) trong túi dùng một lần Chất thải y sinh Không vứt chất thải vào các bãi chôn lấp hoặc bãi chứa. ∙ Bệnh nhân và các thành viên khác trong gia đình cần thực hiện rửa tay đúng cách với xà phòng và nước (hoặc sử dụng chất xoa tay có cồn) sau khi chạm vào vật liệu tổn thương, quần áo, khăn trải giường hoặc các bề mặt môi trường có thể đã tiếp xúc với chất liệu tổn thương.

- Đồ giặt (ví dụ: giường, khăn tắm, quần áo) có thể được giặt bằng nước ấm và chất tẩy rửa;

+ Nên cẩn thận khi xử lý quần áo bị bẩn để tránh tiếp xúc trực tiếp với vật liệu bị ô nhiễm.

+ Đồ giặt bẩn không được lắc hoặc xử lý theo cách khác có thể làm phân tán các hạt lây nhiễm.

+ Không nên dùng chung bát đĩa và các dụng cụ ăn uống khác. Bát đĩa và dụng cụ ăn uống bị dính bẩn cần được rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng rửa bát.

+ Các bề mặt bị ô nhiễm phải được làm sạch và khử trùng. Có thể sử dụng chất tẩy rửa / khử trùng tiêu chuẩn trong gia đình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Vật nuôi và động vật trong nhà nên được loại trừ khỏi môi trường tiếp xúc của bệnh nhân.

9.2.5 Thời gian thực hiện quy trình cách ly  

Người bệnh nên tránh tiếp xúc gần với những người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai cho đến khi lớp vảy bong hoàn toàn. Các biện pháp phòng ngừa cách ly nên được tiếp tục cho đến khi tất cả các tổn thương đã không còn và một lớp da mới đã hình thành.  

10. Truyền thông về nguy cơ

Bao gồm việc cung cấp lời khuyên về sức khỏe cộng đồng thông qua nhiều kênh về cách thức lây truyền bệnh, các triệu chứng của nó, các biện pháp phòng ngừa và những việc cần làm trong trường hợp phát hiện ca bệnh khẳng định hoặc nghi ngờ. Điều này cần được kết hợp với việc hướng tới sự tham gia của cộng đồng vào các nhóm dân số có nguy cơ cao nhất, làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm các phòng khám phụ khoa, nam khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các tổ chức xã hội dân sự.

Truyền thông về nguy cơ cần được cung cấp thông tin bằng những hiểu biết sâu sắc từ việc lắng nghe xã hội, phát hiện cảm xúc của công chúng và phải giải quyết kịp thời những tin đồn và thông tin sai lệch có thể xảy ra. Thông tin và lời khuyên về sức khỏe nên được cung cấp để tránh mọi hình thức kỳ thị đối với một số nhóm nhất định như nam quan hệ tình dục đồng giới.

Các biện pháp chính có thể được thực hiện để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút đậu mùa khỉ:

- Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác.

- Tránh tiếp xúc với bất kỳ vật liệu nào, chẳng hạn như khăn trải giường, đã tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh đậu mùa khỉ.

- Thực hiện tốt vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.

- Sử dụng khẩu trang và găng tay khi chăm sóc bệnh nhân./.